Nghề lặn chắc hẳn mọi người đều biết đây là một trong các nghề rất dễ xảy ra rủi ro nhất, ngư dân Việt Nam chọn nghề lặn để mưu sinh, nhưng hầu hết các ngư dân trên Đảo dường như chưa từng được đào tạo kỹ năng sơ cứu khi gặp phải tai nạn lẫn chưa được trang bị các kỹ năng lặn biển. Cũng chính vì vậy nên con số ngư dân gặp tai nạn tăng cao theo từng năm tháng và dường như chưa suy giảm.
Hằng năm tai nạn lặn biển chiếm 2% số lao động trên biển. Thống kê cho thấy, từ năm 2005 đến nay, đã có khoảng hơn 68 ngư dân tử nạn trong lúc lặn biển bắt hải sản, đó là chưa kể đã có hàng trăm trường hợp bị nạn và bại liệt cơ thể cũng như tật nguyền suốt đời.
Máy nén khí Phục Hưng xin giới thiệu một vài trường hợp gặp tai nạn đáng tiếc và mang lại nhiều khó khăn
Điển hình là ngư dân Bùi Huệ, ở xã An Bình (đảo Bé). Chuyến biển định mệnh ở ngư trường Trường Sa cách đây hơn 10 năm do lặn quá sâu, áp suất nước lớn khiến anh bị tai biến, teo cơ hai chân, liệt nửa người khi đó anh mới ngoài 20 tuổi. Dù được gia đình đưa đi điều trị ở nhiều nơi nhưng bệnh tình vẫn không tiến triển, và ước mơ chinh phục biển cả của ngư dân trẻ này đành gác lại. Hiện nay hoàn cảnh ngư dân Huệ vô cùng khó khăn, tất cả sinh hoạt, đi lại đều trông vào người thân và chiếc xe lăn do các nhà hảo tâm tài trợ.
Mới đây nhất, là ngư dân Trần Văn Anh (1987) ở xã An Vĩnh, không may tử nạn ở ngư trường Trường Sa khi tuổi đời còn quá trẻ. Trong lúc tham gia lặn bắt hải sâm ở độ sâu 50 mét nước, do hệ thống cung cấp hơi trục trặc khiến ngư dân này không đủ khí oxy bơi lên mặt nước. Sau khi tai nạn xảy ra, các ngư dân đã đưa ngư dân Anh lên tàu và tiến hành các biện pháp sơ cứu nhưng bất thành.
Nguyên nhân gây ra những tai nạn trên?
1. Người lặn không được huấn luyện đúng kỹ thuật mà lặn theo kiểu cha truyền con nối; do vậy họ không tôn trọng quy tắc về thời gian lặn, độ sâu khi lặn, kỹ thuật nghỉ trong quá trình lặn…
2. Không có thiết bị lặn hoặc có thiết bị nhưng không đúng tiêu chuẩn. Lẽ ra, khí thở cho thợ lặn phải đúng tiêu chuẩn; nhưng người ta lại dùng máy nén không khí thông thường để truyền cho thợ lặn thở. Nhiều trường hợp, người lặn phải nổi lên đột ngột do dây truyền khí thở bị tắc, bị đứt; hoặc bị sặc do dầu máy nén khí chảy vào đường dẫn khí thở… Mà người thợ lặn nổi lên đột ngột thì nguy cơ tai nạn rất cao.
Làm gì để giảm thiểu tai nạn?
Trong quá trình lặn biển, ngư dân Lý Sơn dùng máy nén khí áp lực đặt trên tàu cá. Không khí từ bình được nén dẫn đến hệ thống van cùng các ống truyền dẫn khí rồi đến thợ lặn. Thợ lặn chỉ ngậm ống truyền khí, và lặn trần xuống độ sâu cần khai thác, mà không dừng lại ở tầng áp nào để điều hòa áp suất. Khi hoàn thành ca lặn (thường là 70 mét), ngư dân tự bơi ngược lên từng tầng khoảng 10 mét, mỗi tầng nghỉ khoảng 5-7 phút, cho đến khi tiếp cận mặt nước. Với phương pháp này, lặn ở độ nước càng sâu, và thực hiện nhiều ca lặn trong ngày thì tỷ lệ tai nạn do lặn là rất cao. Hậu quả tai nạn từ nghề lặn là tàn phế do liệt não, tổn thương tủy sống, điếc do thủng nhĩ, tiêu xương do nhồi máu tủy xương, trầm cảm…
Ông Phạm Hoàng Linh-Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, nhằm giảm thiểu tối đa tỷ lệ tai nạn trên biển hằng năm cho ngư dân, chính quyền địa phương đã phối hợp với tổ chức Hiệp hội Pháp ngữ tương trợ và phát triển (AFEPS) giữa tháng 4.2015 sẽ tiến hành mở lớp đào tạo kiến thức lặn biển, và kỹ thuật vật lý trị liệu phục hồi các di chứng do lặn biển nhằm giúp ngư dân có thể tự áp dụng trong quá trình hành nghề.
Hy vọng sau lớp đào tạo, ngư dân Lý Sơn sẽ có vốn kiến thức lặn biển vững vàng để an tâm vươn khơi bám biển.